Cài đặt macOS
Chuẩn bị phân vùng
Chỉ cần làm nếu muốn cài thêm macOS vào phân vùng chứa sẵn Windows (và dữ liệu). Còn nếu cài lên một ổ cứng trống hãy bỏ qua bước này.
Hãy sử dụng Windows PE với những bước phân vùng sau để hạn chế tối đa lỗi có thể xảy ra.
- Thứ tự lần lượt phân vùng có trong một ổ cứng khuyến khích là
EFI
-macOS
-Windows
- phân vùng chứa dữ liệu (nếu có) nhằm dễ dàng chỉnh sửa dung lượng phân vùng về sau nếu có nhu cầu. - Với macOS, mỗi ổ cứng đều cần có một phân vùng EFI trong đó với dung lượng tổi thiểu là 200MB nếu không có sẽ báo lỗi khi muốn chỉnh phân vùng.
- Dung lượng phân vùng tối thiểu để chứa macOS mới cài đặt chưa cài thêm gì là 16GB(dung lượng này được tính theo Windows, sang macOS sẽ thấy dung lượng khác).
- Mở MiniTool Partition Wizard. Nhấp chuột phải vào phân vùng bạn muốn tách ra để dành cho macOS, chọn
Split
.- Tại
New Partition Size
nhập dung lượng bạn muốn dành cho macOS. - Nếu một phân vùng không đủ chỉ việc làm tương tự với phân vùng khác (nếu có).
- Tại
- Xoá phân vùng mới bằng cách nhấp chuột phải chọn
Delete
. Lần lượt chuyển các phân vùng nằm trước phân vùngUnallocalted
chỉ giữ lại phân vùng EFI (nếu có).- Trường hợp nếu
EFI
có sẵn không nằm ở vị trí đầu tiên trong ổ cứng, hãy xoá luôn phân vùng EFI đó. Sử dụng Windows PE để thực hiện thao tác này.
- Trường hợp nếu
- Có hai trường hợp về phân vùng
EFI
và các bước cụ thể như sau:- Nếu phân vùng
EFI
hiện tại chỉ có 100MB, nhấp chuột phải vào và chọnMove\Resize
.Partition Size
(MB):200.00
hoặc lớn hơn tuỳ thích.
- Bạn cũng có thể làm theo trường hợp 2 bên dưới nhưng bạn sẽ cần phải làm thêm bước rebuild EFI cho Windows.
- Trường hợp chưa có phân vùng
EFI
.- Nhấp chuột phải vào phân vùng
Unallocalted
chọnCreate
.- Chú ý thiết lập
File System
làFAT32
. Partition Size
(MB):200.00
.Partition Label
:EFI
hoặc chỉnh tuỳ thích.
- Chú ý thiết lập
- Nhấp chuột phải vào phân vùng
EFI
vừa tạo, chọnChange Partition Type ID
rồi chuyển ID thànhEFI System Partition
.
- Nhấp chuột phải vào phân vùng
Hướng dẫn rebuild EFI cho Windows đơn giản như sau:
- Bạn cần sử dụng Windows PE, phân vùng EFI và đã cài đặt Windows từ trước để bắt đầu.
- Mở công cụ EasyUEFI rồi đi đến
Manager EFI System Partition -> Rebuild EFI System Partition
. - Nhấn chọn vào tên ổ cứng chứa phân vùng Windows.
- Chọn lần lượt vào phân vùng Windows đến phân vùng EFI.
- Để bắt đầu chọn
Rebuild
chờ trong giây lát là xong. Nếu gặp lỗi, hãy khởi động lại máy và thử lại nhé!
- Nếu phân vùng
- Tạo thêm phân vùng từ phân vùng
Unallocalted
, nhấp chuột phải chọnCreate
.Partition Label
đặt làMacintosh HD
hoặc chỉnh tuỳ thích.
- Nhấn tổ hợp phím
Ctrl + A
hoặc chọnApply
để áp dụng các thay đổi. Chọn tiếpYes
để xác nhận và chỉ việc chờ cho đến khi hoàn tất.
Khởi động lên từ USB
Advanced Startup Options
- Chỉ có thể sử dụng nếu dùng Windows 10 hoặc 11 theo chuẩn UEFI.
- Mở
Settings
(nhấn tổ hợp phímWindows + I
), đi đếnSystem > Recovery
hoặcUpdate & Security > Recovery > Advanced startup
.
- Chọn
Restart Now
hai lần để đi tới màn hìnhAdvanced Startup Options
. - Chọn lần lượt
Use a device > Tên USB(VD: Kingston DataTraveler 3.0 USB Device)
để khởi động lên từ USB.
Boot Menu
- Bạn có thể tìm và làm theo hướng dẫn của hãng để truy cập Boot Menu hoặc thử qua một số phím tắt phổ biến theo bảng dưới.
- Có thể truy cập BIOS và chỉnh
Boot Option #1
thành USB thay cho việc chọn qua Boot Menu.
Hãng sản xuất | Acer | Asrock | ASUS | Dell | Gigabyte | HP | Intel NUC | Lenovo | Microsoft | MSI | Razer |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phím tắt | F12 | F11 | F8 / ESC | F12 | F12 | F9 | F10 | F12 | Nhấn giữ nút giảm âm lượng | F11 | F12 |
Khởi động bộ cài macOS
Sau khi chọn khởi động từ USB sẽ xuất hiện màn hình tương tự như sau:
Hãy chọn tên phân vùng USB để bắt đầu khởi động. Với cách tạo bên Windows sẽ có thêm đuôi (dmg)
.
- Nếu không thấy tuỳ chọn, hãy kiểm tra lại một số vấn đề có thể sau:
- Tuỳ chọn
HideAuxiliary
trong config.plist - Misc - Boot đang được bật, cần nhấnSpace
ở OpenCore Picker để hiện thị hết các tuỳ chọn bị ẩn. - Giá trị
ScanPolicy
trong config.plist - Misc - Boot khác bằng0
. - Thiếu driver
OpenHFSPlus.efi
, xem lại tại config.plist - UEFI - Drivers.
- Tuỳ chọn
- Quá trình khởi động có thể sẽ gặp stuck/panic, hãy đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn Chuẩn bị OpenCore EFI. Một số lỗi phổ biến cùng cách xuất hiện sẽ xuất hiện tại Các lỗi thường gặp
- Nếu quá trình khởi động bị đứng với dòng cuối cùng tương tự như dưới chỉ việc ngồi chờ đợi vài phút là qua được, đây không phải lỗi. Phổ biến gặp khi xài cách cài bằng Recovery OS.
Khi khởi động thành công sẽ xuất hiện màn hình với một số tuỳ chọn như hình sau.
Phân vùng
- Cần backup những dữ liệu cần thiết bởi quá trình này cần xoá sạch và tạo mới phân vùng.
Xoá sạch ổ cứng
- Mở Disk Utility. Nhấn tổ hợp phím
Command/Windows + 2
hoặc chọnView -> View all devices
.
- Nhấp chuột trái vào tên ổ cứng (VD: INTEL SSDPEKNW512G8), chọn
Erase
và chỉnh từng tuỳ chọn như sau:Name
: Nhập tên bất kì tuỳ thích. VD: Macintosh HDFormat
: APFSScheme
: GUID Partition Map
- Nếu không thấy tuỳ chọn
Scheme
, hãy nhấp vàoCancel
và chọn lại đúng tên của ổ cứng chứ không phải tên phân vùng.
- Chọn
Erase
để bắt đầu phân vùng, nhấnDone
khi hoàn thành rồi tắt Disk Utility (nhấn tổ hợp phímCommand/Windows + Q
hoặc chọnDisk Utility -> Quit
).
Xoá mỗi phân vùng
- Đảm bảo rắng bạn đã làm đủ các bước có trong Chuẩn bị phân vùng ở đầu bài viết.
- Mở Disk Utility. Chọn vào tên phân vùng bạn đã chuẩn bị(VD: Macintosh HD).
- Chọn
Erase
và chỉnh từng tuỳ chọn như sau:Name
: Giữ nguyên hoặc nhập tên bất kì tuỳ thích.Format
: APFS
- Chọn
Erase
để bắt đầu phân vùng, nhấnDone
khi hoàn thành rồi tắt Disk Utility (nhấn tổ hợp phímCommand/Windows + Q
hoặc chọnDisk Utility -> Quit
).
- Nếu gặp lỗi
MediaKit reports not enough space on device for requested operation
, hãy xem lại về EFI ở bước Chuẩn bị phân vùng.
Cài đặt macOS
- Nếu sử dụng RecoveryOS, cần đảm bảo kết nối mạng để tiếp tục cài đặt.
- Với card Wi-Fi hãy sử dụng kext AirportItlwm hoặc thêm SSID và password vào Info.plist của kext itlwm.
- Để sử dụng mạng từ điện thoại Android cho macOS cần có kext HoRNDIS.
- Chọn
(Re)install macOS xx
,xx
tương ứng tên phiên bản macOS. Continue -> Agree
chọn vào tên phân vùng -> Continue
Chọn Continue
để bắt đầu cài đặt.
- Sau khi hoàn thành sẽ có yêu cầu khởi động lại, bạn sẽ cần chọn
macOS Installer
để tiếp tục cho đến khi có tuỳ chọnMacintosh HD
(tên phân vùng đã chuẩn bị) là hoàn tất.
✨ Vậy là quá trình cài đặt macOS đã hoàn tất, hãy cùng Làm quen với macOS và giải quyết thêm một số vấn đề còn thiếu nhé!